Khiếu nại lao động

Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật lao động 2019

- Nghị định 24/2018/NĐ-CP 

I. KHI NÀO ÁP DỤNG KHIẾU NẠI

Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của:

  • Người sử dụng lao động;
  • Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
  • Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động;
  • Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình

thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến Cơ quan/cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

II. KẾT QUẢ CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

  • Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đã bị xâm hại bằng các biện pháp như hủy bỏ/sửa đổi, bổ sung QĐ, chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi công khai, cải chính thông tin sai lệch, ...
  • Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật (nếu có);

III. THỰC HIỆN KHIẾU NẠI

1. Các lưu ý khi thực hiện khiếu nại

  • Hình thức khiếu nại
  • Thời hiệu khiếu nại
  • Khiếu nại không được thụ lý giải quyết
  • Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
  • Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

+ Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động

+ Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp

+ Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

+ Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc làm

 

2. Chuẩn bị

            - Nội dung khiếu nại

                   + Trường hợp gởi/ nộp đơn:

* Đơn khiếu nại ghi rõ nội dung sau đây:

  • Ngày, tháng, năm khiếu nại;
  • Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
  • Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
  • Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có)
  • Yêu cầu giải quyết khiếu nại.

*Đơn khiếu nại do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ;

*Mẫu đơn khiếu nại

                   + Khiếu nại trực tiếp: người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại đầy đủ nội dung khiếu nại theo quy định tại mục trên (nộp/gởi đơn) và yêu cầu người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản

            - Tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại:

                 + Nhân thân (Chứng minh nhân dân, địa chỉ)

                 + Tài liệu chứng minh có quyền liên quan đến nội dung khiếu nại (Hợp đồng lao động, thử việc, thỏa thuận….)

                 + Tài liệu chứng minh quyền lợi bị vi phạm (Văn bản, quyết định,… của người bị khiếu nại)

 

3. Quy trình thực hiện

3.1. Giải quyết khiếu nại LẦN ĐẦU:

  • Thụ lý giải quyết khiếu nại lần đầu
  • Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
  • Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần đầu
  • Tổ chức đối thoại lần đầu
  • Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
  • Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
  • Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu
  • Áp dụng biện pháp khẩn cấp

3.2. Giải quyết khiếu nại LẦN HAI:

  • Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai
  • Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai
  • Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần hai
  • Tổ chức đối thoại lần hai
  • Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
  • Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
  • Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai

 

IV. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

1. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

1.1. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật được quy định như sau:

a) Sau 30 ngày, kể từ ngàyban hành quyết định mà:

- Người khiếu nại không khiếu nại lần hai hoặc

- Không khởi kiện vụ án tại Tòa án;

b) Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì sau 45 ngày, kể từ ngày ra quyết định mà

- Người khiếu nại không khiếu nại lần hai hoặc

- Không khởi kiện vụ án tại Tòa án

 

1.2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật được quy định như sau:

a) Sau 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định mà

- Người khiếu nại không khởi kiện vụ án tại Tòa án hoặc

- người bị khiếu nại không khởi kiện vụ án tại Tòa án;

b) Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì sau 45 ngày, kể từ ngày ra quyết định mà:

- Người khiếu nại không khởi kiện vụ án tại Tòa án.

1.3. Quyết định giải quyết khiếu nại phải được thi hành ngay sau khi có hiệu lực pháp luật.

 

2. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

2.1. Người giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm

  • Chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;
  • Trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp để bảo đảm việc thi hành quyết định giải quyết khiếu hại có hiệu lực pháp luật;
  • Tổ chức thi hành hoặc chủ trì, phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
  • Kiến nghị cơ quan, tổ chức khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).

2.2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm

  • Chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;
  • Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.

================================

LUẬT SƯ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

389/74/6 Lê Văn Khương, P. Hiệp Thành, Q. 12, TP. HCM

204 Ngô Quyền, Phường 8, Quận 10, TP. HCM

Phone: 0905 333 560 – 0973 135 576

Email: info@lcalawfirm.vn

LUẬT SƯ TẠI QUẢNG NGÃI

1166 Quang Trung, P. Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi

Phone: 0905 333 560

Email: luc.lawyer@lcalawfirm.vn

 

Bài viết liên quan cùng nhóm

Bài viết liên quan khác nhóm