Thử việc, Thời gian thử việc, Tiền lương thử việc, Kết thúc thời gian thử việc

Thử việc, Thời gian thử việc, Tiền lương thử việc, Kết thúc thời gian thử việc

I. NỘI DUNG

Các vấn đề liên quan đến thử việc của người lao động được quy định tại:

- Điều 24 BLLĐ 2019: Thử việc

- Điều 25 BLLĐ 2019: Thời gian thử việc

- Điều 24 BLLĐ 2019: Tiền lương thử việc

- Điều 24 BLLĐ 2019: Kết thúc thời gian thử việc

Căn cứ các quy định trên, người lao động cần lưu ý các nội dung sau:

1. Xác lập quan hệ thử việc:

- Trước khi thử việc, người lao động và người sử dụng lao đông phải xác lập thỏa thuận nội dung thử việc bằng một trong hai hình thức:

+ Giao kết hợp đồng thử việc

+ Giao kết hợp đồng lao động có nội dung thử việc

- Không áp dụng thử việc đối với Trường hợp giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

- Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm:

  • Thời gian thử việc
  • Tên, địa chỉ của công ty và họ tên, chức danh của người ký hợp đồng lao động với bạn;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bạn;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động;
2. Thời gian thử việc:

Lưu ý Chỉ thử việc một lần đối với một công việc và đảm bảo:

  1. Tối đa 180 ngày đối với các công việc quản lý:
  • Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp bao gồm: chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty;
  • Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp bao gồm: Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng.
  1. Tối đa 60 ngày đối với các công việc Yêu cầu bằng cấp từ trình độ cao đẳng trở lên
  2. Tối đa 30 ngày đối với các công việc:
  • Yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp
  • Công nhân kỹ thuật,
  • Nhân viên nghiệp vụ
  1. Tối đa 06 ngày đối với các công việc khác.
3. Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

4. Kết thúc thời gian thử việc

a.  Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc và chỉ thực hiện 01 trong 02 việc sau:

- Trường hợp thử việc đạt yêu cầu, hai bên xác lập quan hệ lao động chính thức, khi đó 02 bên phải:

+ Ký hợp đồng lao động chính thức hoặc

+ Thực hiện hợp đồng lao động nếu trước đó đã ký kết Hợp đồng lao động có nội dung thử việc.

- Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì phải thông báo chấm dứt quan hệ lao động, người lao động ngưng làm việc.

b. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ, chấm dứt thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra các trường hợp như sau:

  • NSDLĐ không thông báo hoặc thông báo trễ về kết quả thử việc, NLĐ vẫn tiếp tục làm việc
  • Không ký hợp đồng lao động, NLĐ vẫn tiếp tục làm việc,
  • Yêu cầu NLĐ thỏa thuận gia hạn thêm thời gian thử việc
  • Để NLĐ làm việc thêm một thời gian và thông báo yêu cầu NLĐ ngừng làm việc

Khi đó NLĐ cần lưu ý:

  • NSDLĐ đã vi phạm quy định của pháp luật lao động về thử việc
  • Quan hệ lao động giữa 02 bên đã được xác lập.
  • NLĐ có quyền yêu cầu NSDLĐ giao kết hợp đồng lao động chính thức và thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng lao động.
  • Trường hợp NLĐ bị yêu cầu
II. CHẾ TÀI ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP VI PHẠM
  • NSDLĐ bắt buộc phải tuân thủ các quy định trên
  • Nếu vi phạm, NSDLĐ phải chịu các chế tài theo quy định pháp luật

Nội dung chi tiết>>

III. BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG
  • Pháp luật Lao động xây dựng trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người lao động.
  • Tuy nhiên NLĐ cần biết được các biện pháp, phương thức mà pháp luật quy định để tự mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của chính người lao động khi bị xâm phạm.

Nội dung chi tiết>>

================================

LUẬT SƯ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

389/74/6 Lê Văn Khương, P. Hiệp Thành, Q. 12, TP. HCM

204 Ngô Quyền, Phường 8, Quận 10, TP. HCM

Phone: 0905 333 560 – 0973 135 576

Email: info@lcalawfirm.vn

LUẬT SƯ TẠI QUẢNG NGÃI

1166 Quang Trung, P. Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi

Phone: 0905 333 560

Email: luc.lawyer@lcalawfirm.vn

Bài viết liên quan cùng nhóm

Bài viết liên quan khác nhóm