Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

 

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật lao động 2019
  • Nghị Định 19/2020/NĐCP
  • Nghị định 28/2020/NĐ-CP

 

1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: 

  • Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động;
  • Không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật;
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
  • Không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật

theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

 

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  • Cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên mà không trao đối với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở hoặc không thông báo bằng văn bản trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
  • Không lập phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

 

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận, trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

 

II. THẨM QUYỀN XỬ LÝ

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và lập biên bản vi phạm hành chính

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động

Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước

Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục An toàn lao động

Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Bảo hiểm xã hội

Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác

 

III. KIỂM TRA VIỆC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Việc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với Doanh nghiệp được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất (Điều 5 Nghị Định 19/2020/NĐCP):

1. Phương thức kiểm tra định kỳ, theo địa bàn, chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực được tiến hành trên cơ sở kế hoạch kiểm tra hằng năm, khi có một trong các căn cứ sau đây:

2. Phương thức kiểm tra đột xuất được tiến hành trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế, khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;

b) Khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cá nhân, tổ chức hoặc có phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa chính xác, có dấu hiệu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;

c) Khi phát hiện vướng mắc hoặc dấu hiệu vi phạm trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tài liệu do cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính gửi đến hoặc đang được lưu trữ, bảo quản theo quy định;

d) Qua theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phát hiện có dấu hiệu vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

=======================================

LUẬT SƯ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

389/74/6 Lê Văn Khương, P. Hiệp Thành, Q. 12, TP. HCM

204 Ngô Quyền, Phường 8, Quận 10, TP. HCM

Phone: 0905 333 560 – 0973 135 576

Email: info@lcalawfirm.vn

LUẬT SƯ TẠI QUẢNG NGÃI

1166 Quang Trung, P. Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi

Phone: 0905 333 560

Email: luc.lawyer@lcalawfirm.vn

Bài viết liên quan cùng nhóm

Bài viết liên quan khác nhóm